Home » TIN TỨC ĐÓ ĐÂY
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Khẩn cấp ứng phó với các chủng vi-rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 210/QÐ-BNN-TY ngày 14/2/2014 về
"Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các chủng vi-rút cúm nguy hiểm có khả năng
lây sang người".
Theo Quyết định này, Bộ NN&PTNT chỉ đạo, vi-rút cúm A/H7N9 chủ yếu
được phát hiện tại một số quốc gia (trên cả gia cầm và người) và nguy cơ xâm
nhập vào nước ta qua gia cầm nhập lậu là rất cao; vi-rút chưa gây bệnh lâm sàng
trên động vật, phương pháp duy nhất là lấy mẫu để xét nghiệm xác định gia cầm
mang trùng. Do đó, Bộ NN&PTNT chủ trì, tiếp tục triển khai các chương trình
lấy mẫu giám sát trên gia cầm tại các tỉnh gần biên giới và các tỉnh có liên
quan đến hoạt động vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu. Trước mắt tiếp tục
triển khai giám sát cúm trên gia cầm bán tại các chợ gia cầm sống của 09 tỉnh, thành
phố gồm: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hà Nội, Hưng Yên. Mở rộng giám sát tại các tỉnh biên giới phía Bắc còn
lại nếu tỉnh Vân Nam
của Trung Quốc có lưu hành vi-rút cúm A/H7N9.
Mục tiêu chung của kế hoạch này được đặt ra là chủ động phát hiện và
sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác
động bất lợi nếu vi-rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam . Trên cơ sở đó, hướng tới các
mục tiêu cụ thể bao gồm: Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt
Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm; Phát hiện sớm, xử lý kịp
thời ngay khi vi-rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam; Giảm thiểu nguy cơ
vi-rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người; Giảm thiểu tác động
tiêu cực cho kinh tế, xã hội.
Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho các Bộ,
ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện. Các biện pháp cụ thể này về
cơ bản tương tự như các biện pháp áp dụng với ổ dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay
và được xây dựng dựa trên 4 tình huống: (1) - Chưa phát hiện vi-rút cúm A/H7N9
trên gia cầm, môi trường và trên người; Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên
gia cầm và môi trường nhưng có người mắc bệnh; (3) - Phát hiện vi-rút cúm
A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh; (4) - Phát
hiện vi-rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.
Đối với chợ chuyên buôn bán gia cầm sống: Định kỳ đóng cửa chợ để tổng
vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa
đựng gia cầm; lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (nơi bán, nơi tiêu thụ
gia cầm); người buôn bán, vận chuyển và người mua gia cầm cần sử dụng khẩu
trang, găng tay, ủng khi tiếp xúc gia cầm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Lao động) |
Đối với chợ có bán và giết mổ gia cầm: Phân tách riêng khu vực bán gia
cầm sống và giết mổ gia cầm; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực bán và giết mổ
gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện,
dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đối với cơ sở giết mổ, điểm giết mổ gia cầm: Sử dụng bảo hộ lao động
theo khuyến cáo của ngành y tế khi tiếp xúc và giết mổ gia cầm; không giết mổ
gia cầm không rõ nguồn gốc; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực giết mổ sau mỗi
ca làm việc; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển gia cầm, sản
phẩm gia cầm. Tổ chức nghiên cứu phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng gia cầm
và sản phẩm gia cầm cho thị trường với đầy đủ các thông tin dịch tễ liên quan
từ lò ấp - trang trại - người vận chuyển - chợ buôn bán, lò giết mổ - người
phân phối - người tiêu dùng. Lập sơ đồ mạng lưới cung ứng gia cầm và sản phẩm
gia cầm trong từng khu vực để phục vụ kế hoạch ứng phó khi cần.
Trước mắt các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng
nguồn kinh phí trong dự toán được giao, nếu có nhu cầu cần bổ sung, đề xuất Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Bên cạnh đó, huy động nguồn kinh phí viện trợ của các tổ chức quốc tế
và các nước để triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Kết hợp với các đề
án, chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh có liên quan đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
Hướng về Biển Đông
Read more
-
Phần I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐOÀN NĂM 2013 I. TÌNH HÌNH CHUNG Đoàn Cơ quan Chính quyền hiện có 80 đoàn viên đang sinh hoạt, đư...
-
Ngày 16/7/2014 tại nhà Văn hóa Trung tâm huyện Mỹ Hào, Hội LHTN huyện Mỹ Hào tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014-2019. Về dự v...
-
"Nếu như con hổ dừng lại thì sẽ bị đâm thủng bởi ngà voi sắc bén. Nhưng nó sẽ không dừng lại. Chú hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi ...
-
Ngày 14/02/2014 (tức thứ 6), BCH Đoàn Cơ quan Chính quyền đã họp, bàn, thống nhất một số nội dung quan tr ọ ng trong hoạt động Đoàn , tr...
-
Nằm trong Chương trình công tác Đoàn 6 tháng đầu năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, lãnh đạo UBND huyện, ngày 15/5/2014, Đoàn...
-
Thực hiện Thông báo số 64-TB/VPTW ngày 24-12-2013 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chọn năm...
-
Thực hiện Công văn số 423-CV/TĐTN-TCKT ngày 20/2/2014 của BTV tỉnh Đoàn “v/v báo cáo số liệu công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2014”. ...
-
(ĐCSVN) - Ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm ...
-
(VietNamNet) Bài viết góp thêm tiếng nói vạch trần những “lý lẽ” ngụy biện của một số quan chức, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả TQ. ...
-
Hình minh họa Khi làm việc với các đối tác nước ngoài và đưa khách quốc tế đi du lịch, họ hay hỏi về các phong tục và văn hóa Việt Na...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét