Home » TIN TỨC ĐÓ ĐÂY
Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
Suy ngẫm về Công thư ngày 14 tháng 9 năm 1958
Không phân biệt mèo trắng mèo đen miễn là bắt được
chuột, Vn đã thích mèo thì phải thích cả trắng lẫn đen.
Việt Nam đã và đang chuẩn bị mọi chứng cứ có giá trị lịch sử, pháp lý
để đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế để buộc Trung Quốc phải công nhận chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nội dung chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề trọng tâm cốt lõi vì từ đây sẽ liên quan đến
các vùng biển xung quanh, liên quan đến tuyến đường hàng hải quốc tế…
Trong rất nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử pháp lý gốc của Việt Nam và
các nước trên thế giới đã thu thập được thì thấy đều thống nhất ở một điều là
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đặc biệt từ giai
đoạn thế kỷ 17 cho đến nay đều được Việt Nam và thế giới ghi nhận một cách
khách quan, trung thực bác bỏ thẳng thừng luận điệu sai trái của Trung Quốc.
Tuy nhiên có một tài liệu mà Trung Quốc vớt vát cố bám vào đó coi nó
như một cái phao cứu sinh nhằm dựa vào một nguyên tắc gọi là “ estoppel “ để lý
sự rằng : “ Trong Tuyên bố ngày 14 tháng 9 năm 1958 thay mặt Chính phủ Việt Nam (
Điều này chưa chính xác vì lúc đó Việt Nam bị chia cắt làm hai miền và có hai
chủ thể là Việt Nam dân chủ cộng hoà và Việt Nam cộng hoà ) Thủ tướng
Phạm Văn Đồngcông khai thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và
các đảo ở Nam Hải khác thuộc về Trung quốc “. Ngày 9 tháng 6 năm 2014 Vương
Dân, Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Chủ
tịch Hội đồng bảo an LHQ kèm theo cái gọilà “ chứng cứ “ Việt Nam thừa nhận hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc . “
Chứng cứ “ này bao gồm Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, Sách giáo
khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới năm 1971…
Để hiểu rõ ràng và đúng đắn vấn đề này chúng ta cần phải hiểu biết rõ
Tuyên bố ngày 5 tháng 9 của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa về lãnh
hải đã tuyên bố những nội dung gì? Và bức Công thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nội dung ra sao ?
I - Bản Tuyên bố ngày 5 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà
nhân dân Trung hoa về lãnh hải :
Bản Tuyên bố ngày 5 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa gồm có 04 điểm. Trong đó điểm 1 nguyên văn bản tiếng Trung được
dịch ra như sau: “ Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là
12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa bao gồm phần đất Trung Hoa trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi,
Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây
Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Hoa ( tách
biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả ) “.
Bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa về lãnh hải
ngày 5 tháng 9 năm 1958 dịch ra tiếng Anh do phía Mỹ cung cấp:
Trong một tài liệu thuộc Văn phòng địa lý Vụ Nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ về tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa về lãnh
hải ngày 5 tháng 9 năm 1958. Ở Điều 1 nguyên văn được dịch như sau: “ Tuyên bố
của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 5 tháng 9 năm
1958 là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo
ngoài khơi, Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ và các đảo khác thuộc
Trung Quốc ( tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả ) “.
Ở bản này không thấy có phần liệt kê quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung
Sa, Nam Sa.
Như vậy giữa hai bản tuyên bố này đã có sự khác biệt, nói cách khác là
hình như đã có sự ngụy tạo, thêm bớt, cắt gọt câu chữ, từ ngữ gì đó trong phần
liệt kê các quần đảo. Chính từ sự khác biệt này cũng đã thể hiện mưu đồ của
Trung quốc là độc chiếm Biển Đông là hoàn toàn có chủ ý. Không thể không nghi
ngờ và đặt ra câu hỏi liệu có bao nhiêu Bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng
hoà nhân dân Trung hoa về lãnh hải ngày 5 tháng 9 năm 1958 đã có sự thêm bớt
phần liệt kê các quần đảo ?
II - Bức Công thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
có nội dung như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý! Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí
Tổng lý rõ: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản Tuyên
bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy
định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước
có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung
Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mọi bề. Chúng
tôi xin gửi đồng chí lời chào rất trân trọng “.
III - Thế giới liệu có mắc lừa Trung Quốc ?
Những lập luận của Trung Quốc khi cho rằng bức công thư ngày 14 tháng 9
năm 1958 Việt Nam thừa nhận quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung
Quốc. Họ nói lập lờ chung chung là Việt Nam trong khi đó họ biết rằng ở tại
thời điểm đó có hai chính thể là Việt Nam dân chủ cộng hoà và Việt Nam cộng
hoà mà quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại do chính thể Việt Nam cộng
hoà sở hữu và quản lý là cố ý đánh lừa mọi người làm cho mọi người hiểu sai bản
chất vấn đề.
Về mặt văn bản thì đây không phải là bức Công hàm hay Tuyên bố của
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà mà đây chỉ là bức thư đơn giản chỉ là để
báo tin cho riêng một cá nhân ông Tổng lý ( có vẻ báo tin cá
nhân, riêng tư hơn là việc công ) để ông biết là: ghi nhận và tán
thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý ngoài ra không còn vấn đề gì khác nữa .
Sau đó gửi đồng chí lời chào rất trân trọng. Vấn đề cốt lõi nhất ở đây là tôn
trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc mà thôi.
Về nội dung Công thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng ghi dành mạch, rõ ràng và tách bạch giữa các chính thể là Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà tán thành và ghi nhận chứ không phải Việt Nam cộng hoà hay
Việt Nam nói chung. Tán thành và ghi nhận ở trong lòng thôi chứ chưa hẳn chúng
tôi đã công nhận bản Tuyên bố của Trung Quốc quy định hải phận 12 hải lý, mặt
khác việc tán thành và ghi nhận những điểm nào trong khi có đến nhiều điểm khác
nhau? Trong cùng một điểm có ghi nhận thì nội dung ghi nhận đến đâu lại là
chuyện khác vì phần liệt kê các đảo, quần đảo và các điểm còn lại
trong bản Tuyên bố của Trung Quốc không được Văn thư nhắc đến ( Có chủ ý
tách bỏ ra ) nghĩa là hiện thời tôi chỉ tán thành và tôn trọng những
nội dung mà tôi đã viết cụ thể là 12 hải lý còn những vấn đề khác tôi chưa ghi,
chưa viết, chưa đề cấp đến hoặc lúc khác, thời gian khác, bối cảnh
khác tôi mới nêu chính kiến của tôi cho nên không thể suy diễn một cách ngộ
nhận, phiến diện, đơn phương được. Nếu thấy cần thiết và làm rõ vấn đề thì phía
Trung Quốc phải hỏi lại cho rõ chứ không thể áp đặt ý nghĩ, quan điểm chủ quan
theo ý mình được , đó là điều hết sức phi lý và vô nghĩa. Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước
có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc - xin lưu ý
là sẽ chỉ thị chứ không phải là đã chỉ thị nghĩa là vẫn
ở tương lai sau này có thể làm và cũng có thể không làm và sau thời gian đó
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng không có bất cứ một chỉ thị nào về vấn
đề này nữa cho đến khi có Công Ứơc về Luật biển năm 1982 và các tuyên bố về ứng
xử tại Biển Đông được quốc tế thừa nhận thì mới ra chỉ thị chăng? Tôi cho rằng
đây cũng là một sự cẩn trọng hết sức cần thiết, chu đáo. Ngoài ra còn các phần
liệt kê khác như “ các hải đảo ngoài khơi, đài Loan và các đảo phụ
cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa,
quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Hoa ( tách biệt khỏi đất liền và
các hải đảo khác bởi biển cả ) “ không thuộc Việt Nam dân chủ cộng
hoà sở hữu và quản lý thì việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyền sở hữu và
quản lý của của những chủ thể đó để họ trực tiếp nói lên tiếng nói, quan điểm
của chính họ mà không thể nói thay cho họ được.
Sắp xếp theo tiến trình thời gian lịch sử ta thấy giữa bản Công thư 14/9/1958 và Bản Tuyên
bố về lãnh hải năm 1977 và Bản Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính
phủ ta thấy sự khác nhau giữa chủ thể của các văn bản ( Công thư thì đứng tư
cách nhân danh cá nhân cá nhân còn Tuyên bố thì chính danh , nhân danh là Chính
Phủ nước Cộng hoà XHCNVN) cũng như tính Công khai mang tính pháp quy hợp hiến
thế giới phải thừa nhận, nội dung được đề cập trong 3 văn bản trên được nâng
cấp và phát triển rộng lớn và cụ thể, rõ ràng hơn nhiều ( Công thư gửi cá nhân
thì chỉ để cho cá nhân anh và tôi biết không có giá trị pháp lý ràng
buộc giữa hai nhà nước, hai chủ thể còn 2 bản Tuyên bố sau này để cả thế giới
biết ). Sau khi thống nhất đất nước theo nguyên tắc kế thừa từ Việt Nam cộng
hoà thì Việt Nam có quyền Tuyên bố về lãnh hải, thềm lục địa cũng
như chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt Nam thống
nhất. Như vậy nội dung của ba văn bản này đã có sự thống nhất xuyên suốt và
nhất quán có tính lịch sử pháp lý phù hợp với diễn biến tình hình
thực tế, thực địa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Công thư 1958
Tháng 8 năm 1958 Trung Quốc tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến
khủng hoảng eo biển đài Loan lần thứ 2, Mỹ đã điều động Hạm đội 7 đến để hỗ
trợ, bảo vệ đài Loan, bảo vệ đảo Kim Môn, đảo Mã Tổ. Trước sự kiện Hạm đội 7 Mỹ
tiến vào Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12
hải lý ( trong khi Mỹ đề xuất 3 hải lý ) kể từ đất liền trong
đó có đảo Đài Loan. Cũng trong lúc này tại miền Nam Việt Nam Mỹ đang xây dựng,
củng cố chế độ Ngô Đình Diệm thiết lập chính thể Việt Nam Cộng hoà theo nhận
định trong thời gian tới rất có thể Mỹ sẽ tìm cách kiếm cớ trực tiếp nhảy vào
tham chiến tại Việt Nam
. Đó là một nguy cơ rất lớn đang cận kề.
Trong bối cảnh đó bức Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 15
tháng 8 năm 1958 là một bước ngoại giao tế nhị, sáng suốt và khôn khéo, thông
minh bởi chỉ cần một bức thư mang tính cá nhân không mang tính pháp lý (Không
phải Tuyên bố hay Công hàm… ) vừa thân tình, gần gũi, tình cảm đồng
chí anh em có thể giải quyết đáp ứng mọi đòi hỏi tất cả các vấn đề trước mắt
cũng như lâu dài tranh thủ được Trung Quốc và các nước toàn trên thế
giới đoàn kết, ủng hộ về mọi mặt, mọi nguồn lực để thống nhất đất nước mà chính
phủ, đất nước không phải ràng buộc, lệ thuộc. Việc tán đồng , tôn trọng hải
phận 12 hải lý của Trung Quốc vừa là ủng hộ Trung Quốc nhưng cũng gián
tiếp khẳng định hải phận 12 hải lý của Việt Nam vì biết đâu Hạm đội 7 Mỹ cũng
sẽ tiến vào hải phận của Việt Nam – đúng như sau này Hạm đội 7 Mỹ đã tiến vào
Vịnh Bắc Bộ và nguỵ tạo nên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ tạo cớ cho quân xâm lược Việt
Nam.
Lá thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng cấp Chu Ân Lai năm 1958 không phải Công hàm như Trung Quốc suy diễn và cũng không có chữ nào đề cập tới “Tây Sa”, "Nam Sa" |
Sự khác biệt giữa Công thư 1958– Tuyên bố 1977, 1982
Thủ tướng Phạm Văn Đồng giữ cương vị thủ tướng Việt Nam 32 năm
nhưng tại sao cũng là nội dung liên quan đến hải phận, biển đảo nhưng Thủ tướng
lại xử lý khi là Công thư gửi cá nhân ( 1958 ), sau này là các bản
Tuyên bố ( 1977, 1982 ) là phải có cái lý sâu sa của nó chứ không
phải ngẫu nhiên như vậy. Bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng hiểu quá rõ về nhà cầm
quyền Trung quốc bởi vì thời gian trước khi gửi Công thư 1958 đó là
vào năm 1951 Hội nghị các nước đồng minh
sau Thế chiến hai tổ chức tại San Francisco (Mỹ), 46/51 quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền
của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã tuyên bố
chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến nào khác của
các quốc gia tham dự. Cho nên Công thư chỉ ghi cụ thể một nội dung duy nhất là tán thành và tôn trọng hải
phận 12 hải lý là hoàn có chủ ý . Không thể có chuyện công nhận Hoàng Sa và
Trường sa là của Trung Quốc như phía Trung Quốc xuyên tạc. Trung Quốc đang chơi
trò mèo trắng mèo đen lộn sòng Hay như người Việt Nam thường nói " Thằng chết
cãi thằng khiêng ".
Ngày 12 tháng 5 năm 1977 đã có bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam.
Ngày 11 tháng 12 năm 1982 Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải Việt Nam khẳng định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vẫn con người đó, vẫn cương vị đó nhưng sự sử lý tinh tế, khôn khéo,
sáng suốt, tinh tế theo thời điểm của lịch sử cũng như Bác Hồ đã sáng suốt ký
Hiệp định Sơ bộ 8/3/1946 đẩy lui mấy chục vạn quân Tưởng Giới Thạch
về nước không tốn một viên đạn đồng thời có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị lực
lượng chiến đấu với quân Pháp khi đất nước còn non trẻ. Thế hệ chúng
tôi từng đã nghe mọi người lưu truyền câu " Văn Đồng, Võ Giáp, Lý luận
Trường Chinh " để thấy được sự xuất sắc của thế hệ học trò do Bác Hồ lựa
chọn, đào tạo và rèn luyện. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có
sự cân nhắc, lựa chọn là Công thư theo kiểu cá nhân gửi cho cá
nhân mà không sử dụng Công hàm hoặc bản Tuyên bố với cách hành văn
không mất lòng người bạn lớn nhưng vẫn bảo toàn chủ quyền biển đảo tập trung
cho đại cục giải phóng miền Nam thống nhất đất nước . Đại tướng Võ Nguyên Giáp
thức trắng đêm để ra quyết định lịch sử đầy trách nhiệm cá nhân kéo pháo ra và
đánh chắc tiến chắc để giành thắng lợi ở điện Biên Phủ .
Dù Trung quốc có lý sự gì đi nữa thì Việt Nam trước sau kiên trì và kiên
quyết khẳng định rõ ràng rằng:
Công thư ngày 15 tháng 9 năm 1958 là bức thư gửi cho cá nhân Ông Tổng
lý mang tính cá nhân riêng tư không có giá trị pháp lý.
Thừa nhận những nội dung được ghi đầy đủ, rõ ràng và cụ thể: Đó
là tán thành và tôn trọng hải phận 12 hải lý.
Bản Tuyên bố của Trung Quốc có nhiều điểm với nhiều nội dung nhưng chỉ
tán thành nội dung duy nhất đã ghi cụ thể là tán thành và tôn trọng
hải phận 12 hải lý. Những nội dung khác không ghi nghĩa là bác bỏ,
không tán thành vì nếu tán thành tất cả các nội dung thì Công thư sẽ phải ghi
một cách đầy đủ là Tán thành và ghi nhận Hoàn Toàn bản Tuyên
bố của Trung Quốc .
Hoặc Tán thành và ghi
nhận Toàn văn bản Tuyên bố của Trung Quốc.
Trung quốc giải thích thế nào khi dùng từ Giải
phóng Trung Quốc và giải phóng hoàn toàn Trung quốc ?
Xin kể câu chuyện sau để thay lời kết:
Có một câu chuyện như sau Trung Quốc đưa cho Việt Nam xem một bó đũa có
100 chiếc đũa và hỏi Việt Nam có thích đũa không. Việt Nam nói chỉ
thích 12 cái đũa . Theo cái lý của Trung Quốc thì Việt Nam cứ
phải thích cả 100 cái đũa - Đúng là cái lý của Đại Hán, Đại Hán thích thế nào
thì Việt Nam phải thích như thế.
TQ: Có hai con mèo là mèo trắng và mèo đen . Hỏi có thích mèo không?
VN Trả lời: Có thích mèo trắng.
TQ: Mèo trắng mèo đen không phân biệt miễn là bắt được
chuột, Vn đã thích thì phải thích cả trắng lẫn đen. Phải thích cả hai.
VN????????????????????!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
HN - Diên Hồng - VN
Hướng về Biển Đông
Read more
-
Phần I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐOÀN NĂM 2013 I. TÌNH HÌNH CHUNG Đoàn Cơ quan Chính quyền hiện có 80 đoàn viên đang sinh hoạt, đư...
-
Ngày 16/7/2014 tại nhà Văn hóa Trung tâm huyện Mỹ Hào, Hội LHTN huyện Mỹ Hào tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014-2019. Về dự v...
-
"Nếu như con hổ dừng lại thì sẽ bị đâm thủng bởi ngà voi sắc bén. Nhưng nó sẽ không dừng lại. Chú hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi ...
-
Ngày 14/02/2014 (tức thứ 6), BCH Đoàn Cơ quan Chính quyền đã họp, bàn, thống nhất một số nội dung quan tr ọ ng trong hoạt động Đoàn , tr...
-
Nằm trong Chương trình công tác Đoàn 6 tháng đầu năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, lãnh đạo UBND huyện, ngày 15/5/2014, Đoàn...
-
Thực hiện Thông báo số 64-TB/VPTW ngày 24-12-2013 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chọn năm...
-
Thực hiện Công văn số 423-CV/TĐTN-TCKT ngày 20/2/2014 của BTV tỉnh Đoàn “v/v báo cáo số liệu công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2014”. ...
-
(ĐCSVN) - Ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm ...
-
(VietNamNet) Bài viết góp thêm tiếng nói vạch trần những “lý lẽ” ngụy biện của một số quan chức, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả TQ. ...
-
Hình minh họa Khi làm việc với các đối tác nước ngoài và đưa khách quốc tế đi du lịch, họ hay hỏi về các phong tục và văn hóa Việt Na...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét