Home » TIN TỨC ĐÓ ĐÂY
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019
'Hội phụ huynh' được đề xuất loại khỏi luật Giáo dục sửa đổi
Việc
có ban đại diện cha mẹ học sinh hay không là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm
đối tượng quản lý của Bộ Giáo dục.
![]() |
TS Thái Thị Tuyết Dung. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Ngày
16/1, góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo Luật giáo dục (sửa
đổi), TS Thái Thị Tuyết Dung (trưởng môn Luật Hành chính, Đại học Luật TP HCM)
cho rằng, nên bỏ quy định về việc "ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ
học sinh" tại khoản 2 Điều 102. Bởi các cơ sở giáo dục tư thục hiện nay
không có ban đại diện cha mẹ học sinh vẫn hoạt động bình thường. Có hay không
ban đại diện là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm đối tượng quản lý của Bộ
Giáo dục.
"Trong
bối cảnh xã hội phát triển về công nghệ thông tin hiện nay, sự liên lạc giữa
gia đình và nhà trường rất thuận lợi, hội cha mẹ học sinh chỉ nên là tổ chức tự
nguyện", bà Dung nói. Trong trường hợp bắt buộc phải có ban đại diện cha
mẹ với cơ sở giáo dục thì cần xác định rõ, nếu không thành lập thì có bị xử lý
gì hay không.
Bà
Trịnh Anh Nguyên (hơn 10 năm làm trong hội phụ huynh) chia sẻ, ban đại diện có
hay không là tùy thuộc trường công hay tư. Nên nếu thấy sự tích cực của ban sẽ
góp sức xây dựng và ngược lại. "Tôi đồng ý là có nhiều điểm chưa tốt ở ban
đại diện tại nhiều trường. Nếu ban không chuyên nghiệp, tôi không tham
gia", bà Nguyên nói và góp ý ban đại diện cha mẹ học sinh cần được bồi
dưỡng kỹ năng hoạt động, phát ngôn, ứng xử với phụ huynh.
Dưới
góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT
Bùi Thị Xuân (TP HCM) cho rằng, cần giữ quy định ban đại diện trong dự thảo
luật, bỏ sẽ không thể ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể điều lệ
hoạt động của tổ chức này.
Trong
thực tế, ông Khương đánh giá cao vai trò ban đại diện cha mẹ học sinh. Để ban
này hoạt động hiệu quả, hướng tới các mục tiêu tích cực cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa đại diện phụ huynh, nhà trường.
Khác
quan điểm với bà Tuyết Dung, PGS Phan Nhật Thanh (Khoa Luật Hành chính - Nhà
nước, Đại học Luật TP HCM) nói không thể bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh, bởi
nếu xã hội hóa giáo dục mà không có ban thì ai sẽ làm. Điều cần thiết là làm rõ
vai trò của họ hơn để hỗ trợ mục tiêu này.
"Không
thể quy chụp tất cả các ban đại diện lợi dụng quyền hạn để lạm thu. Ban này có
vai trò lớn phối hợp với trường, tìm ra những cách thức để học sinh có môi
trường học tập tốt hơn", ông nói.
Việc
giữ hay bỏ hội phụ huynh trong trường phổ thông được dư luận đặc biệt quan tâm
hồi đầu năm học 2017-2018, khi một phụ huynh gửi đơn lên chính quyền TP HCM và
cơ quan quản lý giáo dục đề nghị "giải tán Ban đại diện cha mẹ học
sinh".
![]() |
Ông Nguyễn Hùng Khương phát biểu góp ý. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Tại
hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về quy
định tự chủ và quản lý nhà nước. PGS Nguyễn Văn Vân (Đại học
Luật TP HCM) nêu quan điểm, trái khái niệm tự chủ ở bậc đại học là tài chính,
nhân sự - tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, ở bậc phổ thông cần có giới hạn.
Nói về khái niệm tự chủ trong giáo
dục, các nước tiên tiến thường dùng từ "tự trị", xuất phát từ tư
tưởng tự do học thuật. Trong khi đó, ở Việt Nam, tự chủ chỉ bó hẹp trong tài
chính. "Chúng ta đang lấy tài chính làm trục chính để nói về tự chủ, có
tiền là có quyền, rất là thực dụng", ông thẳng thắn.
Nếu ở bậc đại học, tự chủ tài chính là
tự chủ tạo lập, sử dụng nguồn thu thì ở bậc phổ thông phải là sự tự chủ phân
phối nguồn tài chính, không tạo lập. Trao quyền tạo lập nguồn thu cho trường -
sẽ dễ xảy ra tình trạng lạm thu.
TS Phạm Thị Ly (Đại học Nguyễn Tất
Thành) nhận xét, dự thảo Luật giáo dục hiện chứa đựng những điểm tích cực, tiến
bộ, trong đó sự đa dạng, tôn trọng điều khác biệt, khuyến khích đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, chương trình phổ thông hiện nay nặng bởi các trường không có quyền
thay đổi. Một mặt họ phải dạy đủ chương trình chung, mặt khác phải dạy các
chương trình mà phụ huynh, xã hội cần.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng góp ý
cần bổ sung quy định để khẳng định Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác
phải chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động và chất lượng giáo dục tại các cơ
sở trực thuộc trong phạm vi được giao. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục không
thuộc Bộ Giáo dục thì bộ không kiểm soát được những nội dung như tổ chức, nhân
sự, chất lượng giáo dục.
Một số đại biểu lại đề xuất cần thêm
nội dung của UBND cấp tỉnh, huyện để cụ thể vai trò quản lý với các cơ sở giáo
dục, phân cấp và chịu trách nhiệm cụ thể với đối tượng quản lý.
Mạnh Tùng (VnExPress.Net)
Hướng về Biển Đông
Read more
-
Phần I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐOÀN NĂM 2013 I. TÌNH HÌNH CHUNG Đoàn Cơ quan Chính quyền hiện có 80 đoàn viên đang sinh hoạt, đư...
-
Ngày 16/7/2014 tại nhà Văn hóa Trung tâm huyện Mỹ Hào, Hội LHTN huyện Mỹ Hào tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014-2019. Về dự v...
-
"Nếu như con hổ dừng lại thì sẽ bị đâm thủng bởi ngà voi sắc bén. Nhưng nó sẽ không dừng lại. Chú hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi ...
-
Ngày 14/02/2014 (tức thứ 6), BCH Đoàn Cơ quan Chính quyền đã họp, bàn, thống nhất một số nội dung quan tr ọ ng trong hoạt động Đoàn , tr...
-
Nằm trong Chương trình công tác Đoàn 6 tháng đầu năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, lãnh đạo UBND huyện, ngày 15/5/2014, Đoàn...
-
Thực hiện Thông báo số 64-TB/VPTW ngày 24-12-2013 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chọn năm...
-
Thực hiện Công văn số 423-CV/TĐTN-TCKT ngày 20/2/2014 của BTV tỉnh Đoàn “v/v báo cáo số liệu công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2014”. ...
-
(ĐCSVN) - Ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm ...
-
(VietNamNet) Bài viết góp thêm tiếng nói vạch trần những “lý lẽ” ngụy biện của một số quan chức, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả TQ. ...
-
Hình minh họa Khi làm việc với các đối tác nước ngoài và đưa khách quốc tế đi du lịch, họ hay hỏi về các phong tục và văn hóa Việt Na...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét